Đấu thầu là gì? Hình thức, phương thức và loại hình đấu thầu

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu (tiếng Anh là Bid) được hiểu một cách đơn giản là quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện một công việc đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Các nhà thầu tham gia đấu thầu sẽ cần cạnh tranh lẫn nhau về chi phí, giá thành nhằm đảm bảo đưa ra mức giá dự thầu phù hợp đảm bảo cân đối lợi ích hai bên để giành quyền thực hiện công việc đó.

Theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 nêu rõ: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”

Các hình thức đấu thầu

Các hình thức, phương thức và loại hình đấu thầu

Các hình thức đấu thầu

Theo quy định tại mục 1 Chương 2 Luật đầu tư 2013, đấu thầu được chia ra các hình thức sau đây:

1. Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự (khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013)

2. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế thường thấy đối với các gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù chỉ có một số ít nhà thầu đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của gói thầu (Tham khảo thêm quy định tại điều 21 Luật đấu thầu)

3. Chỉ định thầu

Đây là hình thức bên mời thầu sẽ chủ động lựa chọn nhà thầu để thực hiện yêu cầu của mình

4. Chào hàng cạnh tranh

Hình thức đấu thầu này được thực hiện khi giá trị của gói thầu nằm trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
  • Mua sắm trực tiếp

Đây là hình thức đấu thầu được áp dụng với những gói thầu mua hàng hóa tương tự trong một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

5. Tự thực hiện

Phương thức đấu thầu này được thực hiện với gói thầu nằm trong dự án, dự toán mua sắm của bên mời thầu đang trực tiếp quản lý một đơn vị có chức năng và năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

6. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp có các điều kiện đặc thù kèm theo mà không thể áp dụng các hình thức đấu thầu lựa chọn chọn nhà đầu tư, nhà thầu nêu trên thì đơn vị, cá nhân có thẩm quyền sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

7. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Đối với hình thức đấu thầu này, cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế tại địa phương sẽ được lựa chọn để thực hiện một phần hoặc toàn bộ gói thầu

Các phương thức đấu thầu

Các phương thức được phân chia dựa vào 3 hình thức nộp hồ sơ

  • Phương thức hai túi hồ sơ
  • Phương thức hai giai đoạn
  • Phương thức một túi hồ sơ

Các loại hình đấu thầu

Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng mua bán để phân chia:

  • Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
  • Đấu thầu xây lắp
  • Đấu thầu mua sắm hàng hóa, các dịch vụ khác
  • Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án

Hiện nay, thực hiện theo xu hướng chuyển đổi số, Chính phủ đưa ra lộ trình chuyển đổi dần hầu hết các gói thầu được quy định trong Điều 1 Luật đấu thầu 2013 từ hình thức đầu thầu giấy như hiện nay lên đấu thầu online

Tìm hiểu về quy trình hoạt động đấu thầu qua mạng

Đấu thầu là gì

Đặc điểm của đấu thầu

1. Đấu thầu là một trong những hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu đưa ra với mức giá tốt nhất, còn bên mời thầu là bên xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện thuận lợi nhất cho mình.

2. Đấu thầu là một trong những giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế, đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có mức cân bằng giữa giá cả và chất lượng tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, chủ thể trúng thầu sẽ cùng với bên tổ chức đấu thầu đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

3. Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia hỗ trợ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

4. Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

5. Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.

Tìm hiểu đấu giá đất là gì?

Phương thức đấu thầu

Các khái niệm cần nắm trong đấu thầu

1. Dự án đầu tư phát triển

Dự án đầu tư phát triển bao gồm các chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án mua sắm, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp tài sản, thiết bị và máy móc (không cần lắp đặt); dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

2. Bên mời thầu

Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên

c) Đơn vị mua sắm tập trung

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy quyền

3. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là những tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc đại diện sở hữu vốn trực tiếp quản lý, theo dõi quá trình thực hiện dự án

4. Hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là một bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu của một dự án, gói thầu, là cơ sở để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các hình thức đấu thầu như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

5. Hồ sơ yêu cầu

Hồ sơ yêu cầu là bộ tài liệu bao gồm tất cả tài liệu có các yêu cầu của một dự án, gói thầu, là cơ sở để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong các hình thức đấu thầu như chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh

6. Dịch vụ tư vấn

Dịch vụ tư vấn có thể là một hoặc một nhóm các hoạt động sau đây: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

7. Dịch vụ phi tư vấn

Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc nhiều hoạt động sau đây: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 điều này.

8. Hàng hóa

Hàng hóa trong đấu thầu bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

9. Xây lắp

Xây lắp trong đấu thầu bao gồm các công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình và các hạng mục công trình

10. Tổ chuyên gia

Tổ chuyên gia bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Tham khảo quy trình thực hiện đấu thầu chung

Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Theo quy định tại điều 7 luật đấu thầu năm 2013, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành khi đạt đủ các điều kiện sau đây

  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác
  • Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này
  • Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu
  • Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung
  • Đảm bảo bàn giao mặt bằng thi công đúng tiến độ thực hiện gói thầu

Các điều kiện cần và đủ để phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án

  • Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất
  • Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt
  • Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *