Đất công ích là gì? Đất công ích 5% là gì? Những điều cần nắm rõ

Trong thời gian gần đây, có nhiều tin tức thời sự đăng tải nhiều vụ việc xảy ra liên quan tới diện tích đất công ích tại một số địa phương trên cả nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quỹ đất công ích là gì? Tại sao đất công ích lại có tên gọi khác là đất công ích 5%? Đất công ích gồm những loại đất nào? Và đất công ích có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất công ích là gì

Đất công ích là gì?

Hiện nay, dựa trên mục đích sử dụng đất, đất được quy định chia thành 3 nhóm chính bao gồm: đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất sử dụng cho mục đích khác. Trong đó, đất công ích thuộc nhóm đất nông nghiệp được trích ra từ đất trồng cây lâu năm, hoặc đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ nhu cầu công ích của địa phương

Tại sao đất công ích có tên gọi khác là đất công ích 5%?

Đất công ích có tên gọi khác là đất công ích 5% hay đất 5% xuất phát từ quy định địa phương không được trích quá 5% từ quỹ đất nông nghiệp mà mình quản lý làm quỹ đất công ích

Thông thường, quỹ đất công ích được hình thành từ các nguồn sau đây:

  • Hợp tác xã sẽ trích ra không quá 5% từ quỹ đất nông nghiệp của hợp tác xã
  • Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp bị thu hồi
Đất công ích 5% là gì

Đất công ích được phép sử dụng vào mục đích gì? Có được phép xây nhà không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 132 Luật đất đai năm 2013 quy định:

  • Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm. Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
  • Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Như vậy, quỹ đất công ích sẽ được sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như dùng để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn, xây dựng nhà tình nghĩa,… Trong trường hợp quỹ đất công ích chưa có kế hoạch sử dụng thì chính quyền địa phương có thể cho thuê quỹ đất công ích với thời hạn không quá 5 năm cho mục đích nông nghiệp mà không được phép xây nhà để ở

Trong trường hợp người sử dụng xây dựng nhà ở trên quỹ đất công ích một cách trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta; xây dựng nhà trên đất 5%
  • Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;”

Đất công ích 5% có được cấp sổ đỏ không?

Đất công ích 5% không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ đã được quy định rõ theo điều 19 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) như sau:

  • Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Luật cấp sổ đỏ mới nhất áp dụng từ ngày 01/09/2021

10 điều quan trọng về sổ đỏ và sổ hồng

Đất công ích có được bồi thường về đất?

Theo khoản 1 Điều 76 Luật đất đai 2013, khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì người quản lý, sử dụng đất không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường về các chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có)

TÌm hiểu một chút về chi phí đầu tư vào đất còn lại

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP  định nghĩa chi phí đầu tư đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp vưới mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Để xác định các chi phí đầu tư vào đất còn lại sẽ căn cứ theo các tiêu chuẩn sau:

Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, gồm:

  • Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất.
  • Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất.
  • Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.

Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại

  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
  • Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:

P=((P1+P2+P3+P4)/T1)xT2

Trong đó:

  • P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
  • P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
  • T1: Thời hạn sử dụng đất;
  • T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

Có thể bạn quan tâm đất lưu không là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *