Quy hoạch thường được xây dựng theo chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian, là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn. Trong bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về quy hoạch là gì và các khái niệm liên quan? Các loại bản đồ quy hoạch như quy hoạch 1/5000 là gì, quy hoạch 1/10000 là gì, quy hoạch 1/500 là gì, quy hoạch 1/2000 là gì và ý nghĩa của từng loại
Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây
Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là việc phân bổ các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ trong cuộc sống trên một vùng lãnh thổ như quốc gia, vùng, tỉnh hay huyện cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung và dài hạn để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên vùng lãnh thổ đó theo thời gian và là cơ sở để lập kế hoạch phát triển
Việc lập quy hoạch cho một vùng lãnh thổ thường dựa trên chiến lược phát triển rõ ràng, sự tính toán khóa học, hợp lý những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; cân đối hợp lý các nuồn lực sử dụng. của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian
Do vậy chất lượng của một đồ án quy hoạch phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn chiến lược của các cấp và những người có thẩm quyền, công tác điều tra cơ bản và khả năng dự báo về xu hướng phát triển tại vùng lãnh thổ đó trong tương lai
Phân loại quy hoạch
Phân loại dựa trên đối tượng được quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai. Theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong trung và dài hạn. Bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở. Để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị
Quy hoạch không gian biển
Quy hoạch không gian biển là việc phân vùng chức năng và sắp xếp các không gian chức năng của các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia
Quy hoạch ngành
Quy hoạch ngành là quy hoạch theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kế cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học
Phân loại dựa trên phạm vi lập quy hoạch
Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch phân vùng và liên kết các vùng của lãnh thổ gồm đất liền, đảo và quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn, cơ sở hạ tầng, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo an ninh quốc phòng và các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, hội nhập quốc tế
Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, hệ thống đô thị và phân bổ dân cư, liên kết cơ sở hạ tầng liên tỉnh, nguồn nước lưu vực sông, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở kết nối các tỉnh
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa của quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về các khu vực hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng, phân bố đất đai, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở kết nối quy hoạch cấpp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ chỉ do Quốc hội là đơn vị duy nhất có thẩm quyền quyết định và thông qua
Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn
Quy hoạch đô thị là hoạt động tổ chức môi trường sống đô thị bao gồm: ban hành các điều luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện nghiên cứu đầu tư và phát triển đô thị; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị… Tương tự như vậy với hoạt động quy hoạch nông thôn
Các khái niệm quy hoạch liên quan khác
Quy hoạch xây dựng là gì?
Theo quy định trong luật xây dựng hiện hành, quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị, nông thôn và các khu chức năng, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo môi trường thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đàm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đối phó với các tình huống thiên tai do thiên nhiên gây ra. Đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
Giấy phép quy hoạch xây dựng là gì?
Giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm cơ sở xây dựng lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt
Quy hoạch treo là gì?
Quy hoạch treo có thể hiểu là quy hoạch đã đươc các cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua và nằm trong kế hoạch sử dụng đất cho các mục đích nhất định. Tuy nhiên dự án sau khi hoàn tất thu hồi đất để thực hiện nhưng bị ngừng vì một lý do nào đó mà không thực hiện theo đúng tiến độ. Nếu sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch mà không thực hiện hay công bố sửa đổi bổ sung thì phần đất đó được xếp vào đất quy hoạch treo
Bản đồ quy hoạch là gì?
Định nghĩ theo luậ Quy hoạch 2017, bản đồ quy hoạch hay sơ đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện chi tiết nội dung quy hoạch của một khu vực xác định
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì?
Theo điều 3 Luật đất đai năm 2013, bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đò được lập tại thời điểm đầu quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch đó. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau với mỗi mục đích khác nhau sẽ được làm rõ ngay phía dưới của bài viết
Các loại bản đồ quy hoạch đang được sử dụng hiện nay
Quy hoạch 1/5000
Quy hoạch 1/5000 còn được gọi với tên gọi khác là quy hoạch chung. Đây chính là bản vẽ chỉ khu vực ngoại và nội thị. Dựa theo bản vẽ này sẽ xác định:
- Yêu cầu cơ bản thực hiện phát triển, nghiên cứu, khai thác đô thị
- Cách bố trí về cơ sở hạ tầng của xã hội đô thị và kỹ thuật
- Tính chất và vai trò đô thị
- Thể hiện định hướng phát triển đô thị
Quy hoạch 1/2000
Quy hoạch 1/2000 là bản đồ quy hoạch phân khu theo tỷ lệ 1/2000 nhằm phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị, định hướng quy hoạch một khu đô thị trên cả một khu vực rộng lớn.
Nội dung của quy hoạch 1/2000 sẽ bao gồm kiến trúc cảnh quan, bản đồ không gian, bản đồ tổng mặt bằng dùng đất, quy hoạch giao thông, sơ đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Bản đồ quy hoạch 1/2000 cũng có thể gọi là bản đồ quy hoạch phân khu giúp xác định ranh giới, diện tích, chức năng của khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch 1/500
Quy hoạch 1/500 còn được gọi là bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là loại bản đồ triển khai cụ thể của quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Bản đồ này được coi là cơ sở để lập nên các dự án xây dựng khác khi đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép cũng như các nhà quản lý xây dựng.
Quy hoạch 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở tddinhj vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng
Tìm hiểu chi tiết đồ án quy hoạch 1/500
Ngoài ra, còn có các loại bản đồ quy hoạch khác được chia thành 3 loại như trên quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Mỗi loại quy hoạch sẽ có 1 tỷ lệ riêng, tỷ lệ cho đồ án quy hoạch thành phố trực thuộc trung ương là 1/25.000 hoặc 1/50.000 còn của thị trấn là 1/5000 hoặc 1/10000
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch
- Đảm bảo tuân theo Luật quy hoạch và các luật khác có liên quan. Đồng thời tuân theo các Quy định quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường
- Đảm bảo tính liên tục, kế thừa giữa các đồ án quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh hay quy hoạch chi tiết của một quy hoạch tổng quan thì phải phù hợp với quy hoạch tổng quan đó. Tức là Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ được lấy làm cơ sở để lập quy hoạch cấp vùng, quy hoạch cấp vùng sẽ được lấy làm cơ sở cho quy hoạch cấp tỉnh và cứ như thế
- Đảm bảo tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó tất cả vì lợi ích quốc gia và đảm bảo không phân biệt sắc tộc, giới tính
- Đảm bảo ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch
- Đảm bảo tính độc lập giữa cơ qua lập quy hoạch với hội đồng thẩm định quy hoạch
- Đảm bảo nguồn lực để thực hiện quy hoạch
- Đảm bảo tính thông nhất trong hệ thống quản lý quốc gia về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan ban ngành
Thời kỳ quy hoạch
Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian xác định làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cho việc lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào mục đích và phạm vi quy hoạch
Có thể lấy ví dụ:
- Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 – 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh từ 20 – 30 năm
- Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm
Thẩm quyền các cấp chính quyền trong quy hoạch
Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
- Đối với các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng sẽ được tổ chức bởi chính phủ
- Đối với quy hoạch ngành quốc gia được tổ chức bởi bộ, cơ quan ngang Bộ
- Đối với quy hoạch tỉnh sẽ được tổ chức bởi UBND cấp tỉnh
Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
- Đối với thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được tổ chức bởi chính phủ
- Đối với thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được tổ chức bởi thủ tướng chính phủ
Thẩm quyền thẩm định quy hoạch
Với việc thẩm định một đồ án quy hoạch sẽ cần đến một hội đồng thẩm định bao gồm:
- Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bao gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ và thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch bao gồm đại diện Bộ và cơ quan ngang Bộ địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định
- Đối với quy hoạch tỉnh bao gồm Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, Thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện Bộ và cơ quan ngang bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định
Thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch
- Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ được quyết định bởi Quốc hội
- Đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ được phê duyệt bởi Tổ chức Chính phủ
- Đối với quy hoạch Thủ đô sẽ được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ sau khi có sự thông qua của Quốc hội
Trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch
- Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng được tổ chức công bố bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được công bố bởi Bộ tài nguyên và Môi trường
- Đối với quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập được công bố bởi Bộ và các cơ quan ngang Bộ
- Đối với quy hoạch tỉnh được công bố bởi UBND cấp tỉnh
Ngoài ra, việc công bố quy hoạch phải được thường xuyên đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch
Tại sao cần xem quy hoạch trước khi mua bất động sản
Việc xem quy hoạch địa chính trước khi mua một bất động sản là hết sức quan trọng nhằm xác định bất động sản đó có phù hợp với mục đích sử dụng của mình không, bất động sản đó có nằm trong diện bị thu hồi cho các mục đích công cộng như làm đường, đất công viên cây xanh… không và nhiều vấn đề liên quan khác
Xem quy hoạch ở đâu?
Xem thông tin quy hoạch ngay trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông thường, với các sổ đỏ hoặc sổ hồng được cấp mới sau thời điểm quy hoạch tại vị trí của khu đất đã được công bố thì các thông tin đầy đủ nhất về vị trí khu đất nằm trong diện tích đất quy hoạch đều được ghi chú đầy đủ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tuy nhiên cách này sẽ không thực sự chính xác nếu thời gian cấp giấy chứng nhận trước thời điểm quy hoạch được công bố thì các thông tin về quy hoạch trong giấy chứng nhận sẽ hoàn toàn không có
Nhờ các công ty địa phương chuyên về dịch vụ đất đai
Thông thường các công ty chuyên cung cấp về dịch vụ đất đai tại địa phương luôn có những nguồn thông tin cập nhật về các quy hoạch mới nhất tại địa phương đó. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với họ để cập nhật các thông tin quy hoạch tại địa phương mới nhất vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa không tốn kém mà lại chính xác
Tại cơ quan có thẩm quyền tại địa phương
Các thông tin quy hoạch tại địa phương thường có tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận, huyện. Tại đây bạn có thể tra cứu các thông tin quy hoạch chi tiết mới nhất, có thể mất thời gian nhưng thông tin tại đây là hoàn toàn có thể tin tưởng với tính chính xác cao nhất
Xin chứng chỉ quy hoạch chi tiết
Cũng tương tự cách trên, bạn có thể xin Chứng nhận quy hoạch tại vị trí bất động sản mà bạn định mua. Đây cũng là một nguồn thông tin hoàn toàn chính xác mà bạn có thể tin tưởng tuy nhiên thời gian hơi lâu, thường dao động từ nửa tháng tới một tháng tùy theo địa phương