Chủ đầu tư cần điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào năm 2022?

Chủ đầu tư cần đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nếu trong quá trình xây dựng, việc điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một số nội dung quy định. 

Trường hợp cần điều chỉnh giấy phép xây dựng

Theo Khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 và Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung sau đây thì chủ đầu tư cần phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, gồm:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Có đến 3 trường hợp chủ đầu tư bắt buộc phải điều chỉnh giấy phép xây dựng

Lưu ý, trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư sẽ không phải thực hiện việc điều chỉnh.

Chi tiết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng 

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm có:

– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02.

– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

– 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại cơ quan trước đây đã cấp giấy phép xây dựng.

Theo đó, nội dung giấy phép xây dựng điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã cấp hoặc ghi thành phụ lục riêng và là bộ phận không tách rời với giấy phép xây dựng đã được cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *